Wacom ra mắt loạt bảng vẽ điện tử mới tại Việt Nam
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động.Concert Hạ Long sớm ‘cháy vé’, Hà Nhi mở bán thêm vé để phục vụ khán giả
Ngày 3.3, thông tin từ Công an TT.Nông Cống cho biết, đơn vị này đang xác minh, làm rõ vụ một nam sinh lớp 6 bị thương nặng nghi do pháo phát nổ.Nạn nhân là em P.Đ.A (13 tuổi, ngụ TT.Nông Cống), sau khi được cấp cứu ban đầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì đã chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội.Trước đó, khoảng hơn 15 giờ ngày 2.3, người thân và người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ nhà riêng của cháu A. Ngay sau đó, người thân phát hiện cháu A. bị thương rất nặng, máu chảy nhiều nên đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu.Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định nạn nhân bị dập nát bàn tay trái, vùng ngực, cổ, mặt, cánh tay phải và chân trái có nhiều vết thương chảy máu, da bị cháy xám…Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu, tháo bỏ bàn tay trái bị dập nát không thể phục hồi, xử lý ban đầu các vết thương, và đã chuyển bệnh nhi đến tiếp tục điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội theo nguyện vọng của gia đình.
Màu váy 'truyền vía' trở thành tân hoa hậu tại Miss Grand International 2023
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Hàng ngàn học sinh, sinh viên tranh tài tại S-Race Thừa Thiên Huế 2024
Tại chương trình, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết: "Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình này có những thay đổi đáng kể so với trước đây, đặc biệt trong cách tiếp cận kiến thức và đánh giá năng lực. Vì thế, đề thi được ra đảm bảo kết quả tin cậy để xét tốt nghiệp THPT, đánh giá quá trình dạy và học và cho phép thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, giáo dục nghề nghiệp".Theo GS-TS Huỳnh Văn Chương, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có những điểm mới so với các kỳ thi trước. Cụ thể là đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức mà tập trung hướng đến nhiều hơn vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo đó sẽ có nhiều câu hỏi được xây dựng từ các tình huống thực tế trong đời sống, khoa học, xã hội, giúp thí sinh thấy rõ mối liên hệ giữa kiến thức học được và thế giới xung quanh."Đề thi sẽ được thiết kế để có sự phân hóa rõ ràng giữa các nhóm thí sinh. Một điểm mới đáng chú ý là môn ngữ văn có thể sẽ sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong các tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc. Ngữ liệu có thể bao gồm các đoạn văn, thơ, hoặc tình huống mang tính thời sự, đời sống xã hội", ông Chương chia sẻ.Về tỷ lệ câu hỏi cơ bản và phân hóa trong đề thi, ông Chương cho hay đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có một số thay đổi quan trọng. Cụ thể là thay đổi về định dạng cấu trúc để phù hợp tốt hơn cho việc đánh giá năng lực người học. Đồng thời định dạng cấu trúc mới cũng góp phần làm tăng tính phân hóa của đề thi, đặc biệt là dạng đúng/sai và trả lời ngắn. Độ phân hóa sẽ thể hiện rõ từ mức 7 điểm trở lên. GS-TS Huỳnh Văn Chương tiếp tục thông tin: "Đề thi năm 2025 phân bố tỷ lệ câu hỏi các cấp độ tư duy biết, hiểu, vận dụng là 4:3:3. Có thể thấy, với tỷ lệ biết và hiểu khoảng 70%, đề thi sẽ nghiêng về mục đích tốt nghiệp trong khi hiểu và vận dụng khoảng 30% sẽ có tác dụng phân hóa tốt phục vụ mục đích tuyển sinh ĐH". Về đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tất cả các thí sinh đều có thể đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, kể cả thí sinh tự do. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan khác để tiếp tục tích hợp và liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu để giảm thiểu các hồ sơ thí sinh phải nộp, đặc biệt là các hồ sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên chính sách.Ông Chương lưu ý khi dự thi bài thi tự chọn, thí sinh phải có mặt tại điểm thi ngay từ đầu buổi và chỉ được ra khỏi điểm thi khi hết giờ thi bài tự chọn (kết thúc cả 2 môn thi tự chọn). Ví dụ trước đây nếu thí sinh chỉ thi môn thứ 2 trong bài tự chọn thì có thể đến trước giờ thi môn thứ hai 15 phút. Tuy nhiên từ năm 2025, thí sinh phải đến ngay từ đầu buổi thi.Ngoài ra, thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chỉ được đăng ký các môn thi trong số các môn được học ở lớp 12. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vẫn được phép sử dụng để miễn thi nhưng không được quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp như trước đây.